Press releases
Khảo sát mới của Deloitte cho biết dữ liệu và rủi ro vẫn là những thách thức chính trong việc mở rộng quy mô AI tạo sinh, bất chấp mức đầu tư gia tăng và sự quan tâm ban đầu
Nội dung chính của báo cáo:
- Việc áp dụng Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đã bước đến giai đoạn quan trọng, với hai phần ba số người được hỏi (67%) báo cáo rằng tổ chức của họ đang gia tăng mức đầu tư vào GenAI do giá trị mang lại.
- Mặc cho kỳ vọng ngày càng lớn về tác động chuyển đổi, vẫn tồn tại những quan ngại của các cấp quản lý cấp cao về thách thức về dữ liệu, khả năng mở rộng và các rủi ro khác.
- Việc chứng minh giá trị của việc triển khai GenAI cho bộ phận C-suite đóng vai trò quan trọng để tiếp tục đầu tư vì phần nhiều (54%) các tổ chức đang tìm kiếm sự cải thiện về hiệu quả và năng suất, trong khi đó chỉ 38% theo dõi những thay đổi về năng suất nguồn nhân lực.
Hà Nội, 26 August 2024 — Viện AI Deloitte đã công bố ấn bản quý ba của báo cáo “Hiện trạng GenAI trong doanh nghiệp” (“State of Generative AI in the Enterprise”), trong đó chỉ ra hiện trạng của việc áp dụng và triển khai GenAI và cách các tổ chức đang vượt qua các rào cản để tạo ra giá trị ở quy mô lớn. “Hiện trạng GenAI trong doanh nghiệp: Bước kế tiếp” (“The State of Generative AI in the Enterprise: Now decides Next”) dựa trên một cuộc khảo sát với 2.770 lãnh đạo cao cấp tại 14 quốc gia. Mặc dù những người tham gia phỏng vấn chia sẻ rằng họ thuộc các cấp độ chuyên môn khác nhau về GenAI nhưng tất cả đều có kinh nghiệm với AI và đang thử nghiệm hoặc triển khai GenAI trong tổ chức của họ.
“Trong khi các ứng dụng gần đây cho kết quả khá hứa hẹn, chúng ta đã bước vào thời điểm then chốt của GenAI khi phải vừa cân bằng giữa kỳ vọng và các thách thức như chất lượng dữ liệu, chi phí đầu tư, đo lường hiệu quả và khung pháp lý đang thay đổi. Khảo sát quý 3 của chúng tôi đã cho thấy việc quản lý sự thay đổi và tích hợp mang tính tổ chức đóng vai trò rất quan trọng để vượt qua rào cản, mở khóa giá trị và xây dựng tương lai cho GenAI”, Jim ROWAN, Trưởng nhóm AI ứng dụng và Lãnh đạo Deloitte Consulting LLP, cho biết.
Costi PERRICOS, Lãnh đạo GenAI, Deloitte Toàn cầu cho biết: “Chúng tôi tiếp tục nhận thấy sự quan tâm nhiệt thành ở khắp các tổ chức dành cho GenAI và các nhà lãnh đạo đang tận dụng công nghệ này thông qua tích hợp vào các chức năng và quy trình kinh doanh chính. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng GenAI không chỉ dừng lại ở việc cải thiện hiệu quả, năng suất và giảm chi phí mà hơn một nửa trong số lợi ích hàng đầu của nó đến từ việc gia tăng tính đổi mới, cải thiện sản phẩm và dịch vụ, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và các giá trị khác. Sự đa dạng của các nguồn giá trị này nhấn mạnh tiềm năng to lớn và tính linh hoạt của công nghệ mang tính chuyển đổi này”.
Những nghiên cứu khả thi về giá trị đem lại sẽ thúc đẩy việc triển khai nhân rộng thành công
Những người trả lời khảo sát cho biết trong khi các nhà điều hành cấp cao vẫn còn hứng thú với GenAI, đã có những dấu hiệu cho thấy mức độ quan tâm bắt đầu suy giảm khi ảnh hưởng của “công nghệ mới” giảm dần. Mức quan tâm vẫn được đánh giá là “cao” hoặc “rất cao” trong số hầu hết các lãnh đạo cấp cao (63%) và thành viên HĐQT (53%); những con số này đã giảm kể từ cuộc khảo sát quý 1 năm 2024, lần lượt giảm 11 điểm phần trăm và 8 điểm phần trăm. Mặc dù mục tiêu là lựa chọn và nhanh chóng mở rộng quy mô các dự án GenAI có tiềm năng tạo ra giá trị cao nhất, nhiều nỗ lực của GenAI vẫn đang ở giai đoạn thí điểm hoặc chứng minh tính khả thi, với phần lớn câu trả lời (68%) cho biết tổ chức của họ đã đưa 30% hoặc ít hơn các thử nghiệm GenAI vào vận hành.
Xu hướng tập trung quản lý vòng đời dữ liệu hỗ trợ công tác triển khai GenAI
Dữ liệu đang trở thành tâm điểm với 75% các tổ chức tham gia khảo sát tăng mức đầu tư công nghệ của họ liên quan tới việc quản lý dữ liệu vì GenAI. Tuy nhiên, trong quá trinh mở rộng quy mô, những rào cản không lường trước được đã bộc lộ, cụ thể các vấn đề liên quan đến dữ liệu khiến 55% các tổ chức được khảo sát tránh một số trường hợp sử dụng GenAI. Giải quyết các vấn đề về kiến trúc dữ liệu là một bước quan trọng trong việc giải quyết các yêu cầu cụ thể của GenAI. Để hiện đại hóa các khả năng liên quan đến dữ liệu của mình, các tổ chức đang tăng cường bảo mật dữ liệu (54%); cải thiện các hoạt động về chất lượng dữ liệu (48%); và cập nhật các khuôn khổ quản trị dữ liệu cũng như phát triển các chính sách dữ liệu mới (45%).
Lòng tin và bối cảnh quản lý thay đổi đang khiến các tổ chức cần đưa ra quyết định hướng tới giảm thiểu rủi ro nhưng không quá thận trọng
Mặc dù những người tham gia khảo sát cho rằng việc quản lý rủi ro GenAI là rất quan trọng nhưng ba trong số bốn rào cản hàng đầu được báo cáo đối với việc triển khai GenAI thành công đều liên quan đến rủi ro, bao gồm lo ngại về việc tuân thủ quy định (36%); khó khăn trong việc quản lý rủi ro (30%); và thiếu mô hình quản trị (29%). Nguyên nhân cụ thể có thể bao gồm định kiến thiên vị, lo ngại về quyền riêng tư, lòng tin và an toàn an ninh thông tin. Để giúp xây dựng lòng tin và đảm bảo việc ứng dụng có trách nhiệm, các tổ chức đang nỗ lực xây dựng các hàng rào và năng lực giám sát mới, bao gồm thiết lập khuôn khổ quản trị để sử dụng các công cụ và ứng dụng GenAI (51%); giám sát các yêu cầu theo quy định và đảm bảo tuân thủ (49%); và tiến hành kiểm toán/thử nghiệm nội bộ đối với các công cụ và ứng dụng GenAI (43%).
Song song với việc thử nghiệm liên tục, nhu cầu chứng minh giá trị của các sáng kiến GenAI ngày càng tăng
Trong khi các tổ chức được khảo sát đang hoàn thành nghiên cứu khả thi và bắt đầu mở rộng quy mô, 41% đã phải vật lộn để xác định và đo lường tác động chính xác của các nỗ lực GenAI của họ và chỉ 16% đã lập báo cáo thường xuyên cho CFO về giá trị được tạo ra với GenAI. Khi quá trình ứng dụng trưởng thành, các nhà lãnh đạo ít có xu hướng đầu tư chỉ dựa trên tầm nhìn và tâm lý sợ bị bỏ lỡ khiến việc đo lường trở thành yếu tố quan trọng để duy trì sự quan tâm và hỗ trợ từ ban lãnh đạo cao cấp. Để chứng minh giá trị, các tổ chức đang áp dụng các hệ thống KPI cụ thể để đánh giá hiệu suất GenAI (48%); xây dựng khuôn khổ để đánh giá các khoản đầu tư GenAI (38%); và theo dõi những thay đổi trong năng suất của nhân viên (38%).
Về khảo sát “Hiện trạng GenAI trong doanh nghiệp”
Đây là cuộc khảo sát thứ ba trong loạt khảo sát hàng quý nhằm theo dõi việc áp dụng GenAI trong doanh nghiệp. Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên báo cáo “Hiện trạng AI trong doanh nghiệp" trước đó được Deloitte tiến hành trong sáu năm. Đợt khảo sát này được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 6/2024, đã khảo sát 2.770 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và công nghệ am hiểu AI, những người đã trực tiếp tham gia thí điểm hoặc triển khai GenAI tại các tổ chức lớn trên 14 quốc gia và sáu ngành: tiêu dùng; năng lượng, tài nguyên và công nghiệp; dịch vụ tài chính; khoa học cuộc sống và chăm sóc sức khỏe; công nghệ, truyền thông và viễn thông; và chính phủ và dịch vụ công.
Về Deloitte
Tên Deloitte được dùng để chỉ một hoặc nhiều thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu Limited (“DTTL” hay “Deloitte Toàn cầu”), và mạng lưới các hãng thành viên trên toàn cầu (gọi chung là Tổ chức Deloitte). DTTL và mỗi thành viên trực thuộc là một pháp nhân riêng biệt và độc lập về mặt pháp lý, không bị ràng buộc lẫn nhau đối với các bên thứ ba. DTTL và mỗi thành viên trực thuộc chỉ chịu trách nhiệm cho hành vi và thiếu sót của mình, chứ không phải chịu trách nhiệm lẫn nhau. DTTL không cung cấp dịch vụ cho các khách hàng. Vui lòng xem tại www.deloitte.com/about để biết thêm thông tin chi tiết.
Deloitte châu Á - Thái Bình Dương là một hãng thành viên của Deloitte Toàn cầu. Các thành viên và các đơn vị trực thuộc của Deloitte châu Á - Thái Bình Dương cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại hơn 100 thành phố trong khu vực, bao gồm Auckland, Bangkok, Bắc Kinh, Bengaluru, Hà Nội, Hồng Kông, Jakarta, Kuala Lumpur, Manila, Melbourne, Mumbai, New Delhi, Osaka, Seoul, Thượng Hải, Singapore, Sydney, Đài Bắc và Tokyo. Tại các nước thành viên, các hoạt động kinh doanh được thực hiện độc lập bởi các pháp nhân riêng biệt.
Deloitte Việt Nam
Tại Việt Nam, dịch vụ chuyên ngành được cung cấp bởi từng pháp nhân riêng biệt, và chi nhánh của pháp nhân đó, được gọi chung là Deloitte Việt Nam.
Tài liệu này chỉ chứa đựng những thông tin chung và nhằm mục đích tham khảo, do vậy, không một hãng DTTL, hay bất kỳ một hãng thành viên hay công ty con và các nhân viên của họ được xem là, trong phạm vi nội dung của tài liệu này, cung cấp dịch vụ hay đưa ra những ý kiến, tư vấn về chuyên môn cho người đọc. Tài liệu này không cấu thành ý kiến tư vấn đối với người đọc và sẽ không ảnh hưởng đến các ý kiến tư vấn khác do bất kỳ nhân viên của Tổ chức Deloitte cung cấp. Những thông tin thể hiện trong tài liệu này không áp dụng đối với các trường hợp riêng biệt của doanh nghiệp. Trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định hay hành động nào có thể ảnh hưởng tới tình hình tài chính hoặc hoạt động kinh doanh, người đọc nên tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn.
Không có tuyên bố, bảo đảm hoặc cam kết nào (rõ ràng hay ngụ ý) được đưa ra về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của thông tin trong tài liệu này, và không một hãng thành viên nào thuộc Mạng lưới các công ty Deloitte chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại, tổn thất xảy ra trực tiếp hay gián tiếp do kết quả của việc người đọc sử dụng, công bố, phát tán ra bên ngoài hoặc dựa vào tài liệu này để hành động, không hành động hoặc ra bất kỳ quyết định nào.
© 2024 Deloitte Việt Nam